Bên cạnh sắt, thép hay bê tông thì gỗ đang là vật liệu xây dựng được rất nhiều KTS và nhà thiết kế nội thất ưa chuộng, nhưng những kiến thức nghiên cứu về khả năng chống cháy của gỗ khối trong công trình xây dựng thì không phải ai cũng nắm rõ.
Hiệu quả bất ngờ của vật liệu xây dựng gỗ khối trong phòng cháy chữa cháy
Từ xưa, con người đã lựa chọn gỗ là vật liệu quan trọng trong xây dựng nơi trú ẩn và nhà cửa. Dần dần theo thời gian, các công trình trở nên phức tạp và phong phú hơn, tuy nhiên gỗ vẫn tiếp tục giữ một vai trò không thể thiếu đối với kiến trúc và xây dựng.
Ngày nay, vấn đề biến đổi khí hậu và khí thải carbon luôn là mối quan tâm chính trên toàn thế giới. Cũng vì nguyên nhân đó mà gỗ đang ngày càng chứng tỏ ý nghĩa của mình, nó sẽ như một vật liệu quan trọng trong tương lai nếu được khai thác và sử dụng một cách có ý thức và bền vững. Bằng khả năng và kết cấu linh hoạt, gỗ thích hợp cho rất nhiều công trình, ứng dụng trong kiến trúc, từ khung gỗ với cấu trúc đơn giản đến các công trình hệ thống lớn. Trong đó, các công trình lớn hơn được sử dụng chất liệu gỗ có thể kể đến như: xây dựng đấu trường, văn phòng, trường đại học…
Gỗ đại trà là loại gỗ thường sử dụng kết cấu gỗ nguyên tấm bao gồm: gỗ ghép thanh (CLT), gỗ nhiều lớp đóng đinh (NLT), gỗ dát mỏng (DLT) và các tấm gỗ nhiều lớp (glulam) để làm khung, tường hoặc sàn nhà. Gỗ đại trà cung cấp sự ổn định và có khả năng vượt trội, là vật liệu xây dựng khả thi có thể thay thế cho thép và bê tông trong nhiều công trình.
Khi việc xây dựng bằng gỗ đang ngày càng phổ biến, vấn đề quan trọng được đặt ra là phải hiểu được hiệu quả của gỗ khi bàn về vấn đề chống cháy. Đối với bất kỳ loại vật liệu xây dựng nào (bê tông, thép, xi măng,…), lửa vẫn là mối hiểm họa cho các tòa nhà, công trường và gỗ cũng phải là ngoại lệ. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần có những thiết kế gỗ kèm theo giải pháp phòng cháy để đảm bảo an toàn cho tòa nhà và người dân sinh hoạt trong đó.
Theo nghiên cứu, gỗ khối có khả năng chống cháy tự nhiên bởi nhờ có lớp cách nhiệt bên trong. Khi gỗ tiếp xúc với lửa, lớp bề mặt ngoài cùng sẽ cháy, từ đó tạo ra một lớp than bảo vệ tự nhiên, nhờ thế nó giúp trì hoãn lửa cháy lan vào trong lõi gỗ bên trong. Do cấu tạo rắn của gỗ khối, không khí và lửa bị hạn chế trong quá trình nếu không may xảy ra hỏa hoạn.
Trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu thử nghiệm với việc gỗ cháy hàng loạt mạnh mẽ đã chứng tỏ được sự an toàn của vật liệu gỗ trong kế hoạch xây dựng bền vững và tái tạo. Chính vì đặc điểm, kết cấu và khả năng chống cháy của gỗ ghép thanh (CLT) trên tường, sàn nhà mà năm 2016, The International Code Council (Hội đồng Mã quốc tế – ICC) đã thành lập Ủy ban gồm các chuyên gia trong ngành để xem xét và đề xuất các tiêu chuẩn phù hợp cho hệ thống tòa nhà với kết cấu vật liệu bằng gỗ này. Để đánh giá một cách chính xác và khách quan nhất, một loạt các thử nghiệm cháy được giám sát nghiêm ngặt nhằm để cung cấp dữ liệu có giá trị cho việc thay đổi các quy tắc và quy định về cháy cho các tòa nhà cao bằng gỗ.
Quá trình nghiên cứu và phân tích cho thấy gỗ khối lượng lớn không chỉ đáp ứng được những tiêu chuẩn của an toàn phòng cháy chữa cháy mà còn đạt được nhiều hơn cả kỳ vọng. Cụ thể, trong một thử nghiệm làm cháy tường thạch cao bọc chéo nhiều lớp gỗ với độ dài 7 inch (khoảng 18cm) với thời gian kéo dài 3 giờ 6 phút. Kết quả, so với thời gian tiêu chuẩn về các yêu cầu mã lửa, đây là thời gian lâu hơn hẳn 1 giờ đồng hồ.
Độ an toàn của gỗ khối trong kiến trúc xây dựng
Theo thống kê, đội cứu hỏa được gọi khẩn cấp để kiểm soát đám cháy trong các tòa nhà không có thiết bị chữa cháy nhiều hơn 3 lần so với các tòa nhà có đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy tại chỗ. Thường các đám cháy trong các tòa nhà chỉ được bảo vệ bằng vòi nước nhỏ và chỉ được đặt trong 1 phòng duy nhất. Vì vậy, cần trang bị thêm các biện pháp phòng cháy chữa cháy khác bao gồm:
- Gọi điện xin hỗ trợ tư vấn từ lực lượng cứu hỏa
- Thiết kế tường lửa cho ngôi nhà của bạn
- Sử dụng thạch cao cho bề mặt tường
- Cài đặt hệ thống phun nước tự động
- Triển khai hệ thống phát hiện cháy nổ trong nhà
- Xây dựng sẵn các kế hoạch sơ tán toàn diện, phòng trường hợp cấp bách xảy ra
Việc gia tăng sử dụng gỗ khối trong các công trình kiến trúc nhà ở cũng như các tòa nhà thương mại đã đồng thời tạo ra nhu cầu cần phải hiểu biết hơn về các quy trình thiết kế phòng cháy chữa cháy cho loại cấu trúc vật liệu này.
Theo IBC (2008), một số sản phẩm gỗ được cho phép đặt tại nhiều tuyến đường để chứng minh khả năng chống cháy của gỗ đã đáp ứng quy tắc tiêu chuẩn trong xây dựng. Theo đó, các khối gỗ khối lượng lớn đã được triển khai thi công thiết kế sao cho mặt cắt ngang của gỗ vẫn chịu được tải trọng trong thời gian tiếp xúc với lửa (khi cần thiết). Điều đó giúp cho gỗ khối nổi bật là một vật liệu xây dựng độc đáo -. vật liệu đạt được tiêu chuẩn phòng cháy cho các tòa nhà gỗ lớn và cao hơn. Đồng thời nó vẫn luôn đảm bảo được giá trị thẩm mỹ cũng như nhiều lợi ích tốt đẹp cho môi trường.
Nguồn:
https://kienviet.net/2021/01/28/thi-cong-go-dam-bao-an-toan-phong-chay-chua-chay-nhung-dieu-kts-phai-biet/